Giới thiệu chung:
Cọc khoan nhồi là cọc bê tông cốt thép được đổ tại chỗ vào nền đất trong các lỗ khoan bằng phương pháp khoan tạo lỗ. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của dự án và điều kiện địa chất, FECON có thể áp dụng một trong số các công nghệ sau đây để thi công cọc khoan nhồi :
- Thi công cọc khoan nhồi có sử dụng ống chống một phần hoặc toàn bộ chiều sâu cọc để giữ thành cọc;
- Thi công cọc khoan nhồi có sử dụng dung dịch giữ thành Bentonite, Polymer...
- Thi công cọc khoan nhồi sử dụng gầu khoan đất, gầu khoan đá và đầu đập đá;
- Thi công cọc khoan nhồi kết hợp phụt đáy hoặc phụt thành tăng sức chịu tải của cọc;
- Thi công cọc khoan nhồi tròn và cọc barrete.
Cọc khoan nhồi cho nền móng của nhiều dạng công trình khác nhau :
- Các công trình xây dựng dân dụng: các nhà trung và cao tầng;
- Các công trình xây dựng công nghiệp và các kết cấu có tải trọng lớn;
- Các công trình giao thông: cầu lớn vượt sông, vượt biển, cầu cảng, cảng biển, cảng sông.
Ưu và nhược điểm
- Cọc khoan nhồi có thể được thi công qua các tầng địa chất phức tạp, ở độ sâu lớn và đường kính lớn. Do vậy, cọc khoan nhồi có thể đạt được sức chịu tải lớn, phù hợp với các công trình có tải trọng lớn.
- Sức chịu tải của cọc có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng bằng cách thay đổi đường kính cọc và chiều sâu cọc.
- Phương pháp thi công cọc khoan nhồi có thể thay đổi để phù hợp với mọi điều kiện địa chất từ đất mềm đến đá cứng (có thể được đặt vào những lớp đất rất cứng, thậm chí tới lớp đá mà các giải pháp cọc khác không thể thi công được).
- Có thể phù hợp trong điều kiện không gian chật hẹp; thi công không gây ra chấn động, lún, sạt… đối với các công trình và môi trường xung quanh.
Quy trình thi công