TBM hay máy thi công hầm bằng khiên đào là hệ thống thiết bị cơ giới hoàn chỉnh, bao gồm đầu cắt ở phía trước để đào đất đá, tiếp đó là thân khiên đào hình trụ để chống đỡ tiết diện vừa đào và thi công đổ tại chỗ hoặc lắp ghép vỏ bê tông cốt thép đúc sẵn tạo thành kết cấu chính của đường hầm, phía sau cùng là hệ thống cấp năng lượng, thủy lực, khí nén,… và vận chuyển bùn thải ra bên ngoài bằng hệ thống bơm hoặc băng tải.
Thi công hầm bằng khiên đào phù hợp với các công trình ngầm có đường kính lớn, các công trình ngầm giao thông đô thị (đường hầm tàu điện ngầm, đường hầm vượt sông,…).
Ưu điểm của phương pháp thi công hầm bằng khiên đào
Nguyên lý hoạt động của robot khiên đào TBM
Thi công hầm bằng khiên đào dựa trên nguyên lý tạo ra áp lực cân bằng với áp lực đất và nước ngầm tại gương đào nhằm hạn chế sự thay đổi trạng thái ứng suất có thể gây ra mất ổn định dẫn tới các biến dạng/chuyển vị trước gương hầm.
Hiện tại, có 2 loại thiết bị khiên đào chính là EPB-TBM và Slurry-TBM được phân biệt với nhau dựa trên nguyên lý tạo ra áp lực cân bằng khác nhau (EPB – Hỗn hợp đất đào và phụ gia; Slurry – Vữa bùn) cũng như phạm vi áp dụng cho từng loại địa chất khác nhau: EPB-TBM phù hợp loại địa chất có nhiều thành phần hạt mịn và Slurry-TBM phù hợp với địa chất rời rạc.
Quy trình thi công
Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo trực tiếp của các chuyên gia Nhật Bản tại dự án Đường sắt đô thị số 1 TPHCM (Metro Line 1), FECON đã trở thành nhà thầu Việt Nam đầu tiên tham gia vận hành robot TBM từ ga Ba Son đến ga Nhà hát thành phố HCM, với tổng chiều dài 2x781m. Gói thầu đã mở ra cho FECON nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ tiên tiến nhất thế giới về đào hầm trong thành phố với điều kiện địa chất và nước dưới đất rất phức tạp.