Không có ranh giới rõ rệt nào để phân biệt giữa hố đào nông và hố đào sâu. Thường những hố đào có độ sâu lớn hơn 4.5m là có thể được coi như hố đào sâu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp địa chất yếu và tính nhạy cảm của các công trình lân cận thì hố đào nông hơn 3m cũng có thể coi như hố đào sâu và yêu cầu các giải pháp kỹ thuật phức tạp.
Một đặc điểm thú vị của các dự án hố đào sâu là tính riêng biệt và duy nhất của nó. Không có công trình ngầm nào có thể áp dụng được y nguyên thiết kế và biện pháp thi công của các công trình trước đó cả. Do số lượng đầu vào quá lớn cho mỗi một dự án hố đào sâu mà chúng ta không thấy một dự án nào dập khuôn nhau cả. Số liệu địa chất, mực nước ngầm khác nhau theo vị trí địa lý là một trong các yếu tố đầu tiên tạo nên sự khác biệt. Bên cạnh đó, các điều kiện về điều kiện tiếp cận công trường, tình trạng của các công trình lân cận, yêu cầu về tiến độ của chủ đầu tư, năng lực chuyên môn của nhà thầu .v.v. cũng là các yếu tố khác nhau từ án này tới dự án khác. Với số lượng các thông số đầu vào cần xử lý là rất lớn như vậy, người kỹ sư cần phải có chuyên môn rất sâu với nhiều năm kinh nghiệm mới có thể đưa ra được các phương án kỹ thuật tốt về các mặt kinh tế, kỹ thuật và tiến độ.
Phạm vi áp dụng của hố đào sâu
Tầng hầm của các tòa nhà cao tầng, bể ngầm của các khu công nghiệp, hầm để xe, giếng kỹ thuật … là các công trình tiêu biểu của hố đào sâu.
Phân loại hố đào sâu
Có khá nhiều cách để phân loại hố đào sâu, thường thấy nhất là cách phân loại theo phương thức đào đất như sau:
Phương thức đào đất có chắn giữ còn có thể được chia ra làm nhiều phương thức khác nhau tùy vào dạng Kết cấu chắn đất, dạng hệ chống giữ hoặc theo trình tự thi công.
Về cơ bản, phương án đào mở luôn là giải pháp tiết kiệm nhất và nhanh nhất, tuy nhiên lại chỉ áp dụng với những địa điểm thi công rất rộng. Còn ở nhưng dự án bị hạn chế về mặt bằng xung quanh, phương án đào có chống là gần như bắt buộc. Nắm bắt được ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng phương thức thi công là điểm mấu chốt cấu thành nên một phương án kỹ thuật phù hợp. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam, phương án thi công hầm bằng biện pháp Semi-Topdown rất thường xuyên được áp dụng. Với cách thi công này, công tác đào hầm B1 được tiến hành rất nhanh do đào mở; việc khóa sàn ở tầng hầm B1 cũng sẽ giúp tăng độ cứng cho kết cấu trong quá trình đào. Hơn nữa, các vật tư trang thiết bị thi công hoàn toàn có thể được bố trí trên sàn B1 như vậy giảm yêu cầu bố trí công trường.