Xác định mục tiêu trở thành đơn vị thi công chuyên nghiệp trong lĩnh vực nền và móng công trình tại Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, FECON đã xác định hướng đi chuyên biệt so với các đối thủ khác, đó là đưa ra giải pháp tối ưu, tổng thể trong lĩnh vực xử lý nền đất yếu, từ khâu khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, sản xuất bấc thấm đến thi công, quan trắc trong quá trình thi công và bảo trì dự án.
Đối với công tác thiết kế và thi công xử lý nền đất yếu, FECON đã áp dụng thành công các phương pháp cọc cát, cọc cát đầm chặt, xi măng đất, bấc thấm kết hợp gia tải thường và đặc biệt là phương pháp cố kết chân không, mang lại lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư.
Đặc biệt, một đột phá của FECON từ năm 2007 là việc áp dụng thành công phương pháp cố kết chân không vào các công trình tại Việt Nam. Công nghệ thi công này lan tỏa nhanh chóng là do hàng loạt ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống, đó là: rút ngắn đáng kể tiến độ thi công, giảm tối đa lượng vật liệu gia tải trước, từ đó giảm diện tích chiếm dụng mặt bằng và thân thiện môi trường, giá thành hợp lý.
Trong lĩnh vực kinh doanh Xử lý nền đất yếu, FECON cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công:
1. Đầm động
Thi công đầm động là phương pháp thả rơi tự do quả nặng xuống mặt nền tạo ra động năng làm cho các hạt đất sắp xếp lại chặt hơn, qua đó tăng khả năng chịu tải, giảm độ lún và giảm thiểu khả năng hóa lỏng của nền.
Ưu - nhược điểm
a. Ưu điểm
b. Nhược điểm
Trường hợp thi công đầm động tại các khu vực gần sát công trình có sẵn thì cần có biện pháp giảm rung chấn để giảm ảnh hưởng đến các công trình đó.
Quy trình thi công
2. Cọc cát đầm chặt
Cọc cát đầm chặt là giải pháp xử lý nền đất yếu bằng cách chiếm chỗ của đất yếu và nhồi vật liệu cát vào tạo ra hệ thống các cọc bằng cát trong nền đất yếu. Hệ thống cọc cát môt phần sẽ nén chặt đất yếu, một phần sẽ hỗ trợ thoát nước (giống như bấc thấm) khi nền được gia tải.
Ưu - nhược điểm
a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm:
Phạm vi áp dụng
Quy trình thi công
3. Cọc xi măng đất
Cọc xi măng đất là giải pháp xử lý đất yếu bằng cách sử dụng máy móc để trộn tại chỗ đất tự nhiên với xi măng (có thể kết hợp cả phụ gia) để tạo ra các cọc có đặc tính cơ học cải thiện so với đất tự nhiên, từ đó tính chất cơ học của toàn bộ nên đất được cải thiện giúp tăng độ ổn định và giảm độ lún cho nền đất.
Để tạo ra cọc xi măng đất thì về cơ bản người ta sử dụng những cần khoan được gắn vào các mô tơ công suất lớn và được treo trên trục dẫn của xe khoan. Trên thân của cần khoan có gắn các cánh trộn. Khi trục khoan quay thì các cánh trộn sẽ đánh tơi đất và nhào trộn đất với chất gia cố được phun ra từ các lỗ bố trí trên thân của cánh khoan.
Có hai công nghệ thi công là trộn khô và công nghệ trộn ướt. Công nghệ trộn khô ra đời trước, sử dụng chất kết dính là xi măng bột, xi măng bột được đưa vào đất nền bằng khí nén. Công nghệ trộn ướt sử dụng chất kết dính là vữa xi măng. Xi măng được trộn với nước theo tỷ lệ định trước tạo thành vữa xi măng, sau đó vữa xi măng được đưa vào đất nền bằng máy bơm.
Ưu - nhược điểm
a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm:
Phạm vi áp dụng
Thi công
a. Tiêu chuẩn áp dụng
TCVN 9403:2012 – Gia cố nền đất yếu - Phương pháp trụ đất xi măng
b. Vật liệu thi công
Quy trình thi công
4. Bấc thấm kết hợp gia tải thường
Giải pháp bấc thấm kết hợp gia tải là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu phổ biến được áp dụng rộng rãi hiện nay. Nguyên lý của giải pháp này là đưa vào nền đất yếu các bấc thấm để rút ngắn chiều dài đường thấm, sau đó sử dụng tải trọng đắp để gây gia tăng áp lực nước lỗ rỗng trong đất yếu và đẩy nước lỗ rỗng di theo các bấc thấm lên phía trên mặt và thoát ra ngoài. Nhờ đó tốc độ cố kết của đất nền được tăng lên nhiều lần và làm cho nền đất đạt độ lún quy định trong thời gian cho phép.
Ưu - nhược điểm
a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm:
Phạm vi áp dụng
Thi công
a. Tiêu chuẩn áp dụng
TCVN 9355:2012 – Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước
b. Vật liệu thi công
Bắt đầu từ năm 2011, FECON đã bắt đầu triển khai xây dựng nhà máy sản xuất bấc thấm đứng – FECON Miltec trên cơ sở hợp tác giữa FECON và Công ty Chikami Miltec Inc. (Nhật Bản). Với 3 dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ Nhật Bản có công suất 3,5 triệu m/tháng, FECON Miltec đảm bảo cung cấp các sản phẩm bấc thấm theo tiêu chuẩn Nhật Bản và Quốc tế phục vụ cho hoạt động xử lý nền đất yếu của FECON cũng như cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Quy trình thi công
5. Bấc thấm kết hợp hút chân không
Phương pháp gia tải truyền thống tiêu tốn nhiều vật liệu đắp và thời gian thi công kéo dài, bên cạnh đó còn gây ra nguy cơ mất ổn định mái dốc do chiều cao đắp lớn, do vậy cần một giải pháp kỹ thuật khác để thay thế hoặc kết hợp với gia tải để giảm thiểu những hạn chế trên. Một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là gia tải trước bằng hút chân không, đó là phương pháp tạo ra áp lực âm bằng bơm hút chân không và áp lực âm đó được duy trì bởi hệ thống màng kín khí (Kjellman, 1952). Biện pháp này sẽ làm tăng áp lực hữu hiệu bằng cách giảm áp lực nước lỗ rỗng dư trong đất, trong khi áp lực tổng không thay đổi (xem hình dưới. Khi sử dụng bấc thấm để truyền áp lực chân không vào trong đất, vùng đất xung quanh có xu hướng chuyển dịch vào bên trong khu vực hút chân không, trong khi với biện pháp gia tải truyền thống sẽ làm cho đất có xu hướng đẩy trồi ra ngoài. Chính sự hút vào bên trong này sẽ làm giảm độ dịch chuyển đất ra ngoài khi kết hợp với gia tải thường làm giảm thiểu nguy cơ mất ổn định mái dốc trong quá trình thi công nền đắp. Bên cạnh đó, thời gian để tạo ra áp lực chân không đạt ổn định 60kPa-70kPa (tương đương 4m nền đắp) chỉ trong 6-8 ngày, nhanh hơn rất nhiều khi phải gia tải để tạo ra áp lực tương đương. Một điều quan trọng trong thi công xử lý nền bằng hút chân không là phải đảm bảo tính kín khí của khu vực được xử lý, để tránh cho áp lực chân không bị thất thoát ra bên ngoài và đảm bảo đủ áp lực thiết kế.
Ưu – nhược điểm
a. Ưu điểm
b. Nhược điểm
Phạm vi áp dụng
Thi công
a. Tiêu chuẩn áp dụng
TCVN 9842: 2013 – Xử lý nên đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông – Thi công và nghiệm thu.
Quy trình thi công
6. Thi công cọc đá
Cọc đá đầm rung sâu là giải pháp xử lý nền đất yếu dựa trên nguyên lý tương tự như cọc cát đầm, đó là chiếm chỗ của đất yếu và nhồi vật liệu đá dăm vào tạo ra hệ thống các cọc đá trong nền đất yếu. Đất yếu ban đầu được nén chặt lại kết hợp với các cọc đá có tính chất cơ học tốt, nhờ đó toàn bộ đất nền được cải thiện, tăng khả năng chịu tải và giảm lún, đồng thời tốc độ cố kết được tăng nhanh.
Tương tự về nguyên lý nhưng cọc đá sẽ cho hiệu quả xử lý cao hơn so với cọc cát đầm vì bản thân cọc đá có cường độ chống cắt lớn hơn, độ cứng cao hơn và thoát nước tốt hơn nhiều so với cọc cát đầm.
Ưu nhược điểm
a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm:
Quy trình thi công