Sáng nay (23/4), CTCP Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON (mã FCN - HOSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016. ĐHCĐ FECON 2016
Đến dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 của FECON có 161 cổ đông sở hữu trên 29 triệu cổ phần tương đương với 68,1% tổng số cổ phần của FECON. Hai điểm đáng chú ý tại Đại hội FECON năm này là việc Hội đồng quản trị FECON đã trình Đại hội việc đổi tên Công ty từ "CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON" thành "CÔNG TY CỔ PHẦN FECON" (Tên tiếng Anh là FECON CORPORATION) và thông qua chủ trương nâng tỷ lệ sở hữu (nới room) của Nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu Công ty lên trên 49%. HĐQT FECON nhận thấy, yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài về việc tăng tỷ lệ sở hữu là rất cần thiết, tạo điều kiện thu hút đầu tư, tăng thanh khoản, giúp giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp , đem lại lợi ích dài hạn cho cổ đông. Lý giải về việc đổi tên, tờ trình phát tới các cổ đông nêu rõ: Với mục tiêu chiến lược đến năm 2020, FECON trở thành nhóm công ty hàng đầu của Việt Nam về hạ tầng, bên cạnh các ngành nghề kinh doanh chính hiện nay của Công ty là: nền móng, công trình ngầm và hạ tầng, FECON đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh để phát huy năng lực mạng lưới kinh doanh và nắm bắt các cơ hội, phục vụ mục tiêu phát triển chung của Công ty, tạo lợi ích tối đa cổ đông. Tên Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON hiện tại không bao phủ được toàn bộ lĩnh vực mà Công ty đang hướng tới là hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng và hạ tầng môi trường. Ngoài ra, ĐHCĐ năm này cũng lắng nghe và thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2015 và kế hoạch hoạt động năm 2016. Năm 2015, doanh thu hợp nhất của FECON đạt 1.660 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch và tăng trưởng 23% so với năm 2014; lợi nhuận sau thuế đạt 155 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch và tăng trưởng 14% Công tác bán hàng được FECON đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao với tổng sổ họp đồng ký mới trong năm 2015 là khoảng 1.700 tỷ đồng. Có thể kể tới như dự án Samsung Hồ Chí Minh (220 tỷ đồng), Samsung Thái Nguyên giai đoạn 3 (250 tỷ đồng), Samsung Bắc Ninh (80 tỷ đồng), Dầu ăn Nghi Sơn (89 tỷ đồng), các dự án của Bitexco (130 tỷ đồng), Long Phú 1 (gói cọc, 250 tỷ đồng), dự án Đường tránh Phủ Lý (2 gói 250 tỷ đồng)... đã góp phần bù đắp phần lớn sự thiếu hụt từ các hợp đồng chậm triển khai kể trên. Đặc biệt, năm 2015, FECON đã tiếp cận tương đối thành công thị trường xây dựng phía Nam bằng việc ký kết nhiều họp đồng trị giá trên 300 tỷ đồng và xâm nhập thị trường nước ngoài với dự án mở rộng cảng Thilawa tại Myanmar, trị giá trên 2 triệu USD.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Việt Khoa, năm 2016, FECON sẽ tiếp tục tập trung phát triển ngành nghề kinh doanh cốt lõi trong lĩnh vực thi công xử lý nền móng công trình và sẽ đầu tư mở rộng chuỗi giá trị cụ thể là mở rộng tiếp cận việc thi công
công trình ngầm và không gian ngầm, phát triển lĩnh vực hạ tang; trong đó ưu tiên các loại dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng và hạ tầng môi trường. Bên cạnh đó, FECON sẽ hợp tác liên doanh liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nuớc có kinh nghiệm về lĩnh vực này để cùng đầu tư, xây dựng trên cơ sở đó FECON sẽ được thi công phần lớn công việc nền móng và hạ tầng của dự án đầu tư.
Bình luận