Tin dự án

Công trình ngầm đô thị - Quân cờ chiến lược

  • 27.02.2018
  • |
  • 4270 (Lượt xem)

Năm 1991, Hiệp hội không gian ngầm thế giời khẳng định, thế kỷ 21 là thế kỷ của không gian ngầm. Tại một số thành phố lớn trên thế giới như Tokyo, Toronto…, hiện có đến 60% các hoạt động là sử dụng phần không gian ngầm. Tại Việt Nam, đây cũng là lĩnh vực nhận được sự quan tâm của người dân và các cơ quan chức năng. Cơ hội cho những doanh nghiệp nội địa có tiềm năng, trong đó có FECON vì thế mà cũng mở rộng.  

Thực trạng xây dựng công trình ngầm tại Việt Nam…

Không gian ngầm đô thị được chia thành 3 nhóm hạng mục công trình hạ tầng cơ bản như đường cấp khí ga, nước, điện, thông tin liên lạc; các công trình giao thông đô thị như tàu điện ngầm, đường giao thông ngầm, bãi đậu xe ngầm; các công trình thương mại dịch vụ như các khu phố mua sắm ngầm.

Tại Việt Nam, việc xây dựng các công trình ngầm để phục vụ các hoạt động của đô thị đang được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Đó là sự xuất hiện của các Trung tâm thương mại ngầm quy mô lớn (như Mega Mall tại Royal City, Time City tại Hà Nội), các dự án Bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch vụ (tại Công viên Lê Văn Tám, sân vận động Hoa Lư, công viên Tao Đàn, sân khấu Trống Đồng tại TP. Hồ Chí Minh). Đặc biệt là  các tuyến metro 1,2 3a, 4 5, 6 của TPHCM được quy hoạch từ hàng chục năm nay.

Đoạn hầm ngầm đầu tiên của tuyến Metro số 1 được hoàn thành từ Nhà hát thành phố đến ga Ba Son vào tháng 11/2017 bên cạnh những trung tâm chống ngập, thoát nước ngầm, xử lý nước thải, các bến đỗ xe ngầm bắt đầu được nghiên cứu, thi công… chính là những việc liên quan đến quy hoạch không gian ngầm được TPHCM hiện thực hóa.

Tại Hà Nội, việc triển khai quy hoạch không gian ngầm chậm hơn so với TP. HCM, nhưng quy hoạch cho 8 tuyến Metro cũng đã được thực hiện, các công tác trên mặt đất cho tuyến metro số 3, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội cũng đã được bắt đầu. Có thể nói, những năm tới, quy hoạch đô thị Việt Nam cũng có sự góp mặt của công trình ngầm đô thị và đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.

Mô hình Metro Line (TP.HCM)

… Và quân cờ chiến lược của FECON mang tên CÔNG NGHỆ

FECON đang là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực công trình ngầm đô thị tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Năm 2017, công ty đã ghi dấu ấn đậm nét trong lĩnh vực này khi trở thành đơn vị thi công Việt Nam được tham gia điều khiển robot đào hầm tại tuyến Metro line 1 – Bến Thành – Suối Tiên dưới sự dẫn dắt của chuyên gia Nhật Bản.

Trước đó, FECON cũng chính là nhà thầu Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ Jet Grouting 3 pha đường kính lớn (khoan bơm vữa cao áp) để thi công thành công cọc xi măng đất đường kính lên đến 3,5m tại dự án này.  Tại tuyến Metro line 3 Hà Nội, FECON là nhà thầu Việt Nam đảm nhiệm các hạng mục thi công cọc cừ, tường vây, cọc khoan nhồi ngay từ giai đoạn đầu tiên của dự án.

Không chỉ hướng tới lĩnh vực khó là metro, FECON cũng đã nhìn thấy trước thị trường trong lĩnh vực công trình ngầm đô thị như các công trình thoát nước, bãi đỗ xe ngầm, ngầm hóa các tuyến cáp quang hay đơn giản là tham gia vào các hầm giao thông. Và công nghệ tiên tiến chính là cách để chúng ta đón đầu, chiếm lĩnh thị trường trong lĩnh vực đặc biệt này.

Năm 2017 là năm ghi nhận việc FECON tham gia thi công nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực công trình ngầm. Tiêu biểu trong số đó là công nghệ Pipe Jacking – Khoan kích đẩy ống ngầm. Đây là công nghệ lắp đặt kỹ thuật ngầm trong lòng đất, thiết bị kích thủy lực được sử dụng để kích các đốt ống nối tiếp nhau theo đầu mũi khoan từ một giếng kích đến một giếng nhận để tạo nên một đường ống dài và thông suốt.

Dù giá thành xây lắp tuy cao hơn phương pháp đào hở truyền thống nhưng phương pháp này tạo hiệu quả tốt về mặt xã hội như không gây ảnh hưởng đến giao thông khi thi công, bảo vệ môi trường, chất lượng cao và an toàn. Với FECON, công ty đã tham gia thi công Pipe Jacking tại Gói thầu G “Xây dựng hệ thống cống bao” thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố Hồ Chí Minh lưu vực kênh Tàu Hủ-Bến Nghé-Đôi-Tẻ, Giai đoạn I với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía các chuyên gia đến từ Nhật Bản.

FECON áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc thi công công trình ngầm

Bên cạnh công nghệ Pipe Jacking, một công nghệ rất mới khác cũng được FECON nghiên cứu để áp dụng trong năm 2017 là công nghệ thi công khoan ngang định hướng HDD. Đây là là công nghệ khoan đào kín dùng để lắp đặt các đường ống ngầm, ống nước hoặc cáp điện, … dọc theo một đường khoan dẫn xác định bằng việc sử dụng giàn khoan đẩy, kéo từ mặt đất.

Với những ưu điểm như không cần đào đường tuyến được lắp đặt chính xác theo thiết kế, thời gian thi công nhanh an toàn cho người và môi trường, HDD được kỳ vọng sẽ là một trong những công nghệ nổi bật trong mảng thi công công trình ngầm đô thị của FECON, đặc biệt là khi sắp tới, UBND TPHCM sẽ ra văn bản yêu cầu tất cả các đơn vị thi công liên quan đến đào xới phải tổ chức ứng dụng công nghệ khoan ngầm vào thi công.

Hiện tại, FECON UCC đang nghiên cứu áp dụng phương pháp này để thi công một số công trình như: Tuyến ống áp lực đoạn qua sông An Cựu và sông Như Ý; Ngầm hóa lưới điện cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Coi KHCN là nền tảng để phát triển nhanh, mạnh, bền vững, HĐQT và ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm tới các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công trình ngầm. Các hoạt động này đã góp phần tô đậm thêm tính chuyên nghiệp của FECON, góp phần tăng năng suất chất lượng, giảm giá thành và trên hết là tăng năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.

Tin liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *