Xử lý nền

Cọc cát đầm chặt

Giới thiệu chung

Cọc cát đầm chặt là giải pháp xử lý nền đất yếu bằng cách chiếm chỗ của đất yếu và nhồi vật liệu cát vào tạo ra hệ thống các cọc bằng cát trong nền đất yếu. Hệ thống cọc cát môt phần sẽ nén chặt đất yếu, một phần sẽ hỗ trợ thoát nước (giống như bấc thấm) khi nền được gia tải.

  • Đối với giải pháp cọc cát thường thì cọc có đường kính nhỏ, lưới cọc thưa nên tỷ lệ gia cố nhỏ. Trong trường hợp này tác dụng làm chặt sẽ không đáng kể, cọc cát thường được coi là chỉ có vai trò hỗ trợ thoát nước và thường được gọi là giếng cát.
  • Đối với giải pháp cọc cát đầm thì cọc có đường kính lớn, lưới cọc dày nên tỷ lệ gia cố sẽ lớn hơn so với cọc cát thường. Trong trường hợp này tác dụng làm chặt sẽ rõ ràng và cọc cát đầm thường được coi có vai trò chính là làm chặt đất. Đất yếu ban đầu được nén chặt lại kết hợp với các cọc bằng cát được đầm chặt có tính chất cơ học tốt, nhờ đó toàn bộ đất nền được cải thiện, tăng khả năng chịu tải và giảm lún.

Ưu nhược điểm

1. Ưu điểm:

  • Cọc cát thi công nhanh;
  • Phạm vi xử lý sâu.

2. Nhược điểm:

  • Đối với cọc cát thường, cọc cát có khả năng bị đứt gãy trong quá trình thi công dẫn đến giảm khả năng thoát nước;
  • Đối với cọc cát đầm, độ chặt của cát trong cọc và đường kính cọc phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý chất lượng và kinh nghiệm thi của nhà thầu thi công;
  • Vật liệu cát tại một số địa phương không sẵn có và giá thành cao.
  • Cọc cát đầm thi công ồn và rung, khó áp dụng trong đô thị.

 Phạm vi áp dụng

  • Thích hợp để xử lý các loại đất sét yếu hoặc đất cát rời;
  • Chiều sâu xử lý thường dưới 20m đối với cọc cát thường và dưới 30m đối với cọc cát đầm.

Quy trình thi công

Dự án

Liên quan