Ghi nhận việc áp dụng thành công “Quản trị tinh gọn” (QTTG) tại FECON, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) – hai đơn vị tổ chức hội thảo “Quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp Việt Nam – Các mô hình áp dụng thực tiễn” đã mời Bà Trần Thị Ái Vân – Giám đốc Viện nền móng và công trình ngầm FECON đến chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo này vào ngày 24/4/2015 tại Hà Nội.
Từ trái qua: Giáo sư Hiromitsu Takemi, TS. Nguyễn Đăng Minh, bà Trần Thị Ái Vân và bà Lê Kim Ngân
Đại diện cho một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, áp dụng “Quản trị tinh gọn” trong doanh nghiệp, bà Vân đã mang đến hội thảo câu chuyện một doanh nghiệp chuyên sâu về kỹ thuật nền móng và công trình ngầm không ngừng đổi mới, học hỏi, cải tiến, đặc biệt là trong công tác quản trị doanh nghiệp. Từ khi mới thành lập, FECON luôn chủ động nghiên cứu, áp dụng có chọn lọc các mô hình, công cụ quản trị đã thành công trong và ngoài nước, đồng thời, cử cán bộ đi đào tạo tại các khóa học, trung tâm uy tín. Các lớp lãnh đạo tại FECON từ Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc nhà máy… đã tham gia cả 6 khóa học Keieịuku do JICA và VJCC tổ chức, thấm nhuần phương pháp quản trị tinh gọn từ Nhật Bản. Áp dụng tại FECON, bà Vân chia sẻ, Ban lãnh đạo công ty quyết định ánh xạ những kiến thức vào thực tế theo cách: “Cái dễ làm trước, làm ngay (5S, Muda, Kaizen), mô hình được chọn áp dụng sớm trước là PDCA (Plan – Do – Check – Action). Trong đó, việc lên kế hoạch, theo dõi, thực hiện công việc, cải tiến đến chuẩn hóa quy trình được thực hiện rất chi tiết, nghiêm ngặt. Mô hình này theo tư duy của FECON và theo tinh thần QTTG không chỉ chú trọng cải tiến tính an toàn, hiệu quả, loại bỏ lãng phí mà còn giúp quản lý chất lượng, nâng cao thế mạnh cạnh tranh cho công ty. Đồng thời, chính sách khuyến khích việc nhận ra lãng phí và chính sách khen thưởng hợp lý cho những sáng kiến theo tư duy tinh gọn đã tạo động lực lớn cho người lao động đồng lòng thực hiện. Việc thực hiện PDCA tại các dự án được xem như thành quả đầu ra, vừa là điều kiện tiền đề cho lần lập kế hoạch sau. Tại đây, bằng chuẩn hóa và hiển thị hóa, lãng phí vô hình sẽ trở nên “hữu hình” để hướng tới sự tinh gọn trong quản lý. Với slogan “Thấu hiểu lòng đất”, tâm thế của FECON đã được xây dựng ngay từ khi thành lập. Việc đào tạo và phát triển “Tâm thế” cho con người của FECON được coi là trọng tâm bởi công việc của FECON liên quan đến “nền móng” – những công trình dưới lòng đất không nhìn thấy, không sờ thấy nên việc khảo sát địa chất, kiểm tra chất lượng thi công công trình ẩn giấu đòi hỏi kiến thức chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp, đam mê, tình yêu lớn đối với công việc. Thấu hiểu điều này, FECON luôn chú trọng đến việc thức tỉnh, nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm với xã hội cho từng thành viên trong công ty, chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động. Tuy nhiên, “Quản trị tinh gọn” mang đến một cái nhìn tổng quan, có hệ thống hơn để từ đó, FECON đã xây dựng, đang hoàn thiện và triển khai “Bộ quy tắc ứng xử” cho toàn hệ thống FECON cũng như phát triển một số chương trình đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm về “tâm thế” hướng đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tại hội thảo, bà Vân khẳng định, với quyết tâm và mức độ cam kết cao từ Ban lãnh đạo công ty thông qua việc liên tục duy trì và phát triển Quản trị tinh gọn từ năm 2009 đến nay, mô hình “Quản trị tinh gọn” đã, đang được áp dụng hiệu quả, nâng cao đang kể hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON.
Bình luận