Tin sự kiện

Chủ tịch HĐQT FECON: Gateway sẽ là cơ hội thực sự cho FECON lựa chọn đối tác

  • 27.08.2014
  • |
  • 2156 (Lượt xem)
(Theo Người Đồng Hành) Vừa qua, FECON đã trở thành cổ đông chiến lược của Cienco1 (sở hữu 17%) và TEDI (nắm giữ 25%) với mục tiêu nằm trong nhóm doanh nghiệp xây dựng hạ tầng số 1 Việt Nam Nằm trong chùm bài giới thiệu về các doanh nghiệp tham dự sự kiện “Gateway to Vietnam 2014″ do CTCP Chứng khoán Sài Gòn tổ chức ngày 11-12/9/2014 tới đây, chúng tôi đã có trao đổi với ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kỹ thuât nền móng và công trình ngầm FECON (mã FCN) về tình hình hoạt động của công ty. Ông Khoa kỳ vọng“Mục tiêu của FECON đến năm 2020 sẽ trở thành nhóm công ty hàng đầu về xây dựng hạ tầng tại Việt Nam”. Xin ông cho biết tình hình hoạt động kinh doanh của FECON trong năm 2014? Theo báo cáo của bộ phận kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã đạt được khoảng 40% kế hoạch năm, dự kiến doanh thu và lợi nhuận 6 tháng cuối năm đạt 60% kế hoạch năm để đảm bảo hoàn thành kế hoạch cả năm của công ty. Cụ thể, chúng tôi đang thực hiện các dự án quan trọng như: Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa, dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tại Tỉnh Bình Thuận, Dự án nhiệt điện Thái Bình 1 tại Thái Bình, Dự án Nhà máy thép Kyoei Steel tại Ninh Bình và Dự án Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Thưa ông, tại sao KQKD 6 tháng đầu năm của FECON chỉ đạt 40% kế hoạch năm, nhưng ông vẫn tự tin là 6 tháng cuối năm có thể bù đắp để đạt kế hoạch năm 2014 ? Do đặc thù kinh doanh của FECON là thi công cọc và xử lý nền móng nên mùa kinh doanh chính thường rơi vào quý III & IV khi các công trình được khởi công xây dựng. Sau khi khởi công, hạng mục nền móng được thi công trước tiên, công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình thường được thực hiện từ cuối quý III đến trước Tết âm lịch, vì vậy, KQKD quý I và II thường thấp hơn 2 quý cuối năm. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực tài chính cũng như máy móc thiết bị để triển khai đồng loạt các dự án lớn đã nêu trên để hoàn thành kế hoạch năm. Năm 2014, FECON có đặt kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ). Xin ông cho biết đến hiện tại, kế hoạch này đã được triển khai như thế nào? Với việc phát hành TPCĐ, FECON hướng tới nhà đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm đối tác hỗ trợ tốt hơn cho kế hoạch phát triển dài hạn công ty cả góc độ tài chính cũng như quản trị doanh nghiệp. Thời gian qua, FECON đã hoàn tất việc phát hành 195 tỷ đồng TPCĐ cho đối tác Nhật Bản là Ngân hàng phát triển Nhật Bản – DBJ. Đối tác DBJ đầu tư vào FECON thông qua Quỹ Phát triển Đông Nam Á của ngân hàng và thương vụ đã hoàn thành. Theo kế hoạch, FECON còn phát hành tiếp số trái phiếu chuyển đổi còn lại trong quý III này. Hiện chúng tôi cùng đơn vị tư vấn đã tiếp xúc và đang trong giai đoạn triển khai công tác kiểm toán và đàm phán hợp đồng với đối tác. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi thì đến cuối tháng 9.2014 sẽ hoàn tất việc phát hành này. Một hoạt động khác của FECON cũng được các nhà đầu tư quan tâm là việc tham gia góp vốn mua cổ phần tại một số doanh nghiệp của bộ GTVT. Xin ông cho biết thêm thông tin về hoạt động này của FECON? Lý do gì FECON đầu tư vào những doanh nghiệp này? Chiến lược phát triển của FECON với tầm nhìn 2020 là trở thành Nhóm doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng hạ tầng tại Việt Nam, vì vậy, để thực hiện mục tiêu đó, bên cạnh việc phát triển nội lực, FECON rất chú trọng liên kết, hợp tác với các đối tác đã có năng lực và kinh nghiệm trong mảng hạ Tầng trong nước và thế giới. Cụ thể FECON đã trở thành cổ đông chiến lược của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) với bằng việc sở hữu 17% vốn điều lệ, đồng thời FECON trở thành cổ đông chiến lược của Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) với tỷ lệ nắm giữ 25%. Đây là 2 Tổng công ty hàng đầu của Bộ GTVT về thi công và Tư vấn cho các Dự án giao thông, trong khi FECON là công ty hàng đầu về nền, móng và công trình ngầm. Bên cạnh đó FECON cũng đã ký hợp tác chiến lược với các đối tác nước ngoài để thực hiện chuyển giao một số công nghệ xây dựng hạ tầng cụ thể, như hợp tác với Raito Kogyo Nhật Bản cho công nghệ gia cố đường hầm đô thị, hợp tác với Trevi Italia cho công nghệ xử lý nền các kết cấu đặc biệt, hợp tác với Viện công nghệ châu Á (AIT) cho đào tạo kỹ sư và nghiên cứu Địa kỹ thuật – công trình ngầm. Với khả năng huy động tổng lực từ các đối tác chiến lược này, FECON hy vọng sẽ góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giải các bài toán khó cho phát triển Hạ tầng tại Việt Nam trong thời gian đến. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi lượng vốn rất lớn. Vậy FECON đã kế hoạch huy động vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng như thế nào ? Đúng là các hoạt động liên quan đến các công trình hạ tầng đều có nhu cầu vốn lớn, kể cả trên phương diện là Nhà thầu hay trên phương diện Nhà đầu tư. Các dự án BOT/ PPP yêu cầu số vốn hàng ngàn tỷ đồng, trong đó Nhà đầu tư tối thiểu phải tự có 15% tổng mức. FECON dự kiến sẽ kêu gọi các đối tác mạnh về tài chính như Coteccons và các Quỹ, các Ngân hàng tham gia đồng hành cùng các dự án mà theo dự báo có hiệu quả cao, nhanh thu hồi vốn. Đó cũng là một trong các lý do FECON tham gia Gateway Việt Nam 2014? Đúng như vậy, bên cạnh việc chủ động tiếp xúc với các đối tác trong thời gian gần đây, FECON kỳ vọng Gateway to Vietnam 2014 không chỉ là nơi để quảng bá thương hiệu mà còn là cơ hội thực sự để Công ty có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư thông qua việc chia sẻ các cơ hội đầu tư hấp dẫn mà FECON đang từng bước nghiên cứu, triển khai. Xin trân trọng cảm ơn ông !

Tin liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *