Thi công Nền và Móng

Thi công cọc khoan nhồi và tường vây

Bên cạnh áp dụng công nghệ tiên tiến trong thi công cọc bằng búa đóng, máy ép thuỷ lực, cọc khoan thả, FECON còn dẫn đầu trong thi công cọc khoan nhồi và tường vây với nhiều loại đường kính và chiều dày khác nhau. FECON sở hữu các thiết bị thi công hiện đại, tiên tiến, phù hợp với mọi không gian thi công. Chất lượng các công trình do FECON thực hiện luôn đạt mọi yêu cầu khắt khe nhất

Đặc biệt, FECON đã hoàn thành xuất sắc thi công công tác tường vây tại dự án Metro Line 3 (Hà Nội), trong đó có áp dụng công nghệ lồng thép thuỷ tinh (softeyes) lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

1. Cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là cọc bê tông cốt thép được đổ tại chỗ vào nền đất trong các lỗ khoan bằng phương pháp khoan tạo lỗ. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của dự án và điều kiện địa chất, FECON có thể áp dụng một trong số các công nghệ sau đây để thi công cọc khoan nhồi:

  • Thi công cọc khoan nhồi có sử dụng ống chống một phần hoặc toàn bộ chiều sâu cọc để giữ thành cọc;
  • Thi công cọc khoan nhồi có sử dụng dung dịch giữ thành Bentonite, Polymer...
  • Thi công cọc khoan nhồi sử dụng gầu khoan đất, gầu khoan đá và đầu đập đá;
  • Thi công cọc khoan nhồi kết hợp phụt đáy hoặc phụt thành tăng sức chịu tải của cọc;
  • Thi công cọc khoan nhồi tròn và cọc barrete.

Cọc khoan nhồi cho nền móng của nhiều dạng công trình khác nhau :

  • Các công trình xây dựng dân dụng: các nhà trung và cao tầng;
  • Các công trình xây dựng công nghiệp và các kết cấu có tải trọng lớn;
  • Các công trình giao thông: cầu lớn vượt sông, vượt biển, cầu cảng, cảng biển, cảng sông.

My Dinh PearlThi công Cọc khoan nhồi tại Lotte Mall (Hà Nội)

Ưu và nhược điểm

  • Cọc khoan nhồi có thể được thi công qua các tầng địa chất phức tạp, ở độ sâu lớn và đường kính lớn. Do vậy, cọc khoan nhồi có thể đạt được sức chịu tải lớn, phù hợp với các công trình có tải trọng lớn;
  • Sức chịu tải của cọc có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng bằng cách thay đổi đường kính cọc và chiều sâu cọc;
  • Phương pháp thi công cọc khoan nhồi có thể thay đổi để phù hợp với mọi điều kiện địa chất từ đất mềm đến đá cứng (có thể được đặt vào những lớp đất rất cứng, thậm chí tới lớp đá mà các giải pháp cọc khác không thể thi công được);
  • Có thể phù hợp trong điều kiện không gian chật hẹp; thi công không gây ra chấn động, lún, sạt… đối với các công trình và môi trường xung quanh.

Quy trình thi công cọc khoan nhồi:

2. Tường vây

Tường vây là loại tường bê tông cốt thép được đổ tại công trường. Tường vây được thi công bằng việc đào đất tạo thành hố sâu có kích thước tính toán từ trước, quá trình đào thường được hỗ trợ bằng dung dịch thường là Bentonite hoặc Polimer để tránh sập thành và ngăn nước tràn vào hố đào. Sau khi đào và làm sạch hố thì lồng thép sẽ được hạ vào hố và tiến hành đổ bê tông để hoàn thành tấm tường.

Tường vây thường được áp dụng ở khu vực đô thị hoặc những công trình yêu cầu hố đào sâu. Vì vậy tường vây rất phù hợp cho các công trình có tầng hầm sâu, nhà ga ngầm… Tường vây có thể thi công sát các công trình hiện hữu và trong khu vực không gian hạn chế.

Thi công D-Wall tại Metro Line 3 (Hà Nội)

Ưu điểm

  • Tiếng ồn và rung chấn nhỏ trong quá trình thi công;
  • Tường vây có thể thi công đến độ sâu lớn, phù hợp với nhiều điều kiện địa chất khác nhau;
  • Tường vây tạo thành một hệ hỗ trợ tạm trong quá trình thi công tầng hầm, giảm chi phí sử dụng các hệ chống;
  • Tường vây tạo thành hệ ngăn nước khá tốt vì thế việc hạ mực nước ngầm khi thi công sẽ được giảm thiểu hoặc không cần sử dụng;
  • Tường vây tạo thành lớp tường bên ngoài tầng hầm hoặc nền móng giúp tăng tính ổn định.

Quy trình thi công tường vây