Tin tức

FECON tổ chức Hội nghị Công nghệ Xây dựng lần 3

  • 14.11.2018
  • |
  • 2600 (Lượt xem)
Ngày 10/11, tại Hà Nội, FECON tổ chức Hội nghị Công nghệ Xây dựng lần thứ 3 với sự tham dự của đông đảo các kỹ sư trong hệ thống cũng như các chuyên gia cố vấn hàng đầu trong lĩnh vực nền móng và địa chất của Việt Nam. Với quan điểm “Hội nghị được tổ chức không phải chỉ để giải quyết những điều to tát mà là để hiểu rõ hơn về chính các công nghệ mà FECON đang thi công tại các dự án hướng tới những vấn đề nóng mà công trường FECON đang phải đối mặt” như Chủ tịch Phạm Việt Khoa đã nhận định, hội nghị lần này có 3 đề tài do kỹ sư FECON trình bày và một đề tài của công ty Daso&KR Vina Hàn Quốc.

Hội nghị Công nghệ Xây dựng FECON lần thứ 3 thu hút đông đảo anh em kỹ sư trong hệ thống đến tham dự và đóng góp ý kiến.

Tại hội nghị, các kỹ sư của FECON đã lần lượt đưa ra các đề tài: thi công cọc khoan nhồi Full - casing do SM Đặng Trung Thực – BDA 3; Giải pháp giảm độ lệch cọc ép  khi thi công trong khu vực có nền địa chất yếu – FECON South; khoan hạ cọc trong đất xi măng –Phòng Kỹ thuật FCN…Cả 3 đề tài này đều được xây dựng và đúc rút từ quá trình thi công thực tế tại các dự án của FECON.

Chủ tịch HĐQT Phạm Việt Khoa phát biểu khai mạc hội nghị.

  Với công nghệ thi công Full – casing hội đồng đánh giá cũng như các kỹ sư thi công trực tiếp tại dự án Nhà máy Thép Hòa Phát đều thống nhất rằng  đây là công nghệ có thiết bị tinh gọn hơn nhiều công nghệ khác, casing có thể tái sử dụng nhiều lần giúp tiết kiệm chi phí, kiểm soát giữ thành hố khoan tốt, thân thiện với môi trường,…Tuy nhiên, công nghệ thi công này cũng tồn tại một số điểm hạn chế như: chi phí đầu tư ban đầu lớn, rủi ro lớn trong quá trình đổ bể tông nếu gặp phải bê tông không tốt ninh kết sớm khiến không rút casing lên được, chiều sâu cọc hạn chế, đường kính phụ thuộc công suất máy... Đánh giá về công nghệ thi công này của FECON, PGS.TS Nguyễn Bá Kế - Chủ tịch Hội đồng Khoa học FECON còn nhận định rằng "Full - casing là biện pháp thi công cho phép triển khai trên nhiều loại địa chất khác nhau không chỉ riêng trên nền địa chất yếu. Tuy nhiên bài báo cáo đã mang đến khá nhiều kinh nghiệm mới trong việc thi công full - casing" Giải pháp giảm độ lệch cọc ép khi thi công trong khu vực có nền đất yếu là đề tài được đúc rút từ kinh nghiệm thi công các dự án sử dụng phương pháp ép cọc  tại TP.HCM của FECON South (FCS)– khu vực có nhiều kênh rạch, chiều sâu tầng đất nhão phân bố từ mặt đất tự nhiên cho đến độ sâu từ 16 – 35m khiến nguy cơ cọc chuyển vị sau khi hoàn công rất lớn. Đại diện đến từ FCS, Nguyễn Thanh Dũng đã đề xuất nhiều giải pháp ngay từ công tác trắc đạc cũng như công tác đào như: thực hiện trắc đạc liên tục và xuyên suốt cho đến khi hoàn thành ép cọc, bịt cọc bằng tôn hoặc bản thép, lấp đất đầu cọc bằng bao cát, giảm chiều sâu ép âm đối với cọc cao độ âm quá lớn, chuẩn bị tốt mặt bằng tại vị trí ép, quản lý kỹ thuật đào…

Đại diện của FCS đang trình bày bài báo cáo của mình trước hội đồng cố vấn.

Công nghệ khoan hạ cọc trong đất xi măng (khoan hạ) là công nghệ được FECON triển khai thành công tại dự án Trụ sở Viettel với tổng số 251 cọc PHC có đường kính 700mm được hạ xuống độ sâu từ 35 – 36m. Trong phần trình bày của mình, đại diện của phòng Kỹ thuật FECON đã phân tích và chỉ ra quá trình thi công khoan hạ khá phức tạp với nhiều bước: quá trình đánh đất với nước; bơm dung dịch vữa xi măng và hạ cọc, các bước này đều bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Và thách thức lớn với FECON khi thi công bằng biện pháp này chính là tìm ra tỷ lệ thích hợp giữa NƯỚC – XI MĂNG – ĐẤT  để đảm bảo tải trọng yêu cầu cũng như thỏa mãn bài toán kinh tế và môi trường trong mỗi dự án. Một trong những điều khiến hội nghị quan tâm là những ưu điểm của loại hình thi công này bởi nó rất phù hợp  với các dự án thi công trong đô thị - nơi rung chấn và tiếng ồn luôn cần được giảm thiểu tối đa. Việc thi công bằng phương pháp khoan hạ cho thấy cọc có sức chịu tải cao hơn và do đó có thể áp dụng cho các tòa nhà cao tầng tầm trung, cạnh tranh với các giải pháp cọc truyền thống như cọc khoan nhồi Hội nghị Công nghệ xây dựng là hoạt động thường niên của FECON, qua 3 kì tổ chức hội nghị đã xây một không gian trao đổi kinh nghiệm thi công không chỉ nội bộ FECON mà còn thu hút các đơn vị thi công trong và ngoài nước đến tham dự, đóng góp ý kiến để từ đó tìm ra các giải pháp cho các thực trạng cũng như mở ra các định hướng thi công mới bắt đầu từ chính thực tế.

Tin liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *