Tin tức

Những xu hướng khai khoáng trong năm 2013

  • 15.07.2015
  • |
  • 2125 (Lượt xem)
Ngành khai khoáng đang chuyển mình để đương đầu với những thách thưc mới trong tình hình kinh tế hiện nay, theo một điều tra của Ventyx-một công ty hàng đầu cung cấp các giải pháp quản lý thông tin cho ngành công nghiệp tài nguyên.
 
 
Một trong những thay đổi lớn nhất so với những năm trước đây là các công ty mỏ phải đương đầu với những khoản chi đầu tư ngày càng tăng. Trong 374 công ty mỏ được điều tra, thì 25 % nói rằng các dự án đầu tư là thách thức hàng đầu mà các công ty này đối mặt trong năm qua. Trong thực tế, chi phí đầu tư là mối quan ngại lớn thứ hai xuyên suốt ngành công nghiệp, chỉ sau an toàn lực lượng lao động. Chi phí đầu tư tăng đáng kể trong những năm qua. Cùng quan điểm trên, một khảo sát mới đây của công ty Deloitte cho thấy áp lực chi phí là thách thức số một đối với các công ty mỏ, lợi nhuận tóp lại bởi giá đầu vào tăng, như thiết bị, nguyên liệu thô và lao động. Deloitte chỉ ra rằng chi phí sản xuất đồng, nhôm và nickel đã chạm hoặc vượt giá của Thị trường Chứng khoán Kim loại London (LME) đối với các kim loại này. Chi phí cho xây dựng những mỏ mới cũng tăng bởi chi phí lao động và giá vật liệu, nhưng tăng này không phủ hợp với trữ lượng và chất lượng quặng của mỏ mới.
 
Chi phí đầu vào vẫn cao
 
Số liệu mới đây của Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ cho thấy năm vừa quan các công ty mỏ phải quan tâm nhiều đến chi phí. Chi phí cho các khoản đầu vào đối với ngành khai khoáng vẫn ở mức cao trong 2012. Chi phí lao động-một trong những yếu tố được đề cập nhiều nhất-ảnh hưởng nhiều đến lạm phát chi phí cho các dự án khai khoáng-ngành công nghiệp mỏ kim loại Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong sáu tháng cuối năm ngoái, chi trả cho thợ mỏ cao hơn năm 2002 những 60 %. Lạm phát chi phí lao động đối với các công ty mỏ đặc biệt cao so với các lĩnh vực khác, như là khai thác than. Các công ty than ở Mỹ có mức lợi nhuận trong năm 2012 giảm thấp nhất trong suốt 10 năm qua. Tính tới 12/2012, lợi nhuận lao động ngành than giảm 10,5 % so với mức cao nhất đạt được trong năm 2011. Chi phí cho nhiên liệu diesel ở Mỹ-một đầu vào chiếm tới 1/3 tổng chi phí cho khai thác lớn lộ thiên-cũng tăng không ngừng trong 2012, cao hơn năm 2011 tới 3 %. Nghiên cứu của Deloitte cho thấy bức tranh tương tự về chi phí leo thang ở ngoài khu vực Mỹ. Ví dụ như, trong lĩnh vực khai khoáng ở Australia, lao động và nhiên liệu là chi phí đầu vào của ngành khai khoáng tăng nhanh nhất kể từ 1996. Giảm bớt căng thẳng duy nhất cho chi phí đầu vào của ngành khai khoáng là giá thép và quặng sắt. Các công ty mỏ mua thép để xây dựng các dự án đầu tư ở Mỹ trong năm 2012 trả giá thép thấp hơn 5 % so với 2011. Tuy nhiên, giá cả nói chung vẫn ở mức cao, cao hơn trên 110 % so với 2002.
 
Chất lượng chứ không phải số lượng
 
Trong khi các công ty mỏ-đã chú ý nhiều đến khối lượng khai thác-phải lượng xem liệu các dự án đầu tư mới có thể được thực hiện, môi trường chi phí mới bắt các công ty mỏ phải xem xét kỹ thu hồi vốn đầu tư của mỗi dự án-ngay cả các dự án có khả năng tiêu thụ cao. Deloitte cho hay là trong vài tháng qua, “chất lượng đã lấn át số lượng,” và kết quả là các dự án đầu tư bị chậm lại. Các công ty mỏ từ lâu không ưu tiên các dự án mở rộng bởi vì chỉ 01 % các dự án mở rộng là khả thi. Thay vào đó, các công ty phải tập trung vào những dự án có thể thu hồi vốn đầu tư.
 
Thiếu năng lượng và nước làm tăng mạnh lạm phát chi phí, ép các công ty mỏ tăng đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Ví dụ như ở Chile, người ta ước tính quốc gia này cần phải tăng gấp đôi công suất năng lượng của mình trong thập kỷ tới để có được nguồn điện tin cậy và rẻ cho khai thác các mỏ đồng khổng lồ của mình.
 
Khai khoáng linh hoạt hơn
 
Công tác quản lý cũng đã trở thành một mối lo lắng đối với các công ty mỏ, theo điều tra của Ventyx thì 40 % các công ty được khảo sát nói rằng những thách thức vận hành buộc các công ty này phải điều chỉnh khai thác để phù hợp với sự thay đổi thị trường khoáng sản. Điều chỉnh tính năng động dự án cũng là một cách để đối phó với các vấn đề chi phí. Nơi nào mà trước đây thiên về tập trung vào nguồn tài nguyên lớn toàn cầu, các công ty mỏ giờ đây đang lao vào những điểm quặng có giá trị cao nhất của dự án và tìm cách tối ưu hoá giá trị thông qua phát triển phân kỳ. Các công ty mỏ với qui mô trung bình cũng tái khởi động các dự án của mình nhằm cân bằng chi phí và để tăng trưởng- tìm cách bắt kịp cách suy nghĩ của các công ty lớn hơn-bởi các công ty lớn này có thể là công ty tiềm năng thâu tóm các công ty nhỏ hơn. Mới đây, công ty Keegan Resources công bố một kế hoạch phát triển đối với dự án vàng Esaase của mình ở Ghana, cho hay là công ty đang để ý tới một phương án có khả năng tiêu tụ thấp hơn nhưng chi phí đầu tư giảm rất nhiều. Công ty cũng xem xét lại các phương án sử dụng các phương pháp khai thác có lựa chọn để thu về quặng có hàm lượng cao hơn vào đầu giai đoạn của đời dự án, còn hơn là khai thác tất cả như dự tính trước đây. Đầu năm 2012, công ty Exeter Resources công bố kết quả so sánh hai nghiên cứu khả thi riêng biệt, cho thấy kịch bản phát triển khác nhau đốivới dự án đồng-vàng Caspiche của công ty ở Chile. Một nghiên cứu chuyên về chỉ khai thác lớp vàng ô xít mặt trên của mỏ với chi phí thấp hơn, trong khi nghiên cứu khác đề cập đến phát triển toàn thân quặng hoá với đầu tư nhiều hơn.
 
Sát nhập và mua lại (M&A)
 
Một xu hướng thú vị khác được vạch ra trong báo cáo của Deloitte là hoạt động sát nhập và mua lại sẽ nhiều hơn trong một môi trường tài chính xiết chặt. Trong khi M&A đối với ngành khai khoáng giảm đi đáng kế trong nửa năm cuối 2012, Deloitte chỉ ra rằng nhiều thương vụ M&A hơn có thể diễn ra trong năm 2013 vì các tập đoàn sẽ chú ý tới các hình thức tài chính phi truyền thống để nhằm tăng vốn đầu tư, như liên doanh, thoả thuận thuế thuê mỏ đối với các cơ sở đang khai thác. Việc định giá tài sản mỏ thấp kết hợp với trượt giá vài hàng hoá khiến cho một số công ty mỏ lớn hơn và có khả năng tài chính lớn sẽ thâu tóm các công ty nhỏ hơn. Ví dụ mới đây, công ty First Quantum Minerals muốn thâu tóm công ty Inmet Mining, công ty Alamos Gold mưu toan nuốt chửng công ty vàng Aurizon Mines, vụ sát nhập lớn giữa Nexen-công ty dầu khí Canada-và CNOOC-tập đoàn dầu khí quốc doanh khổng lồ Trung Quốc còn đang dang dở . Deloitte cho biết các công ty mỏ còn phải đương đầu với những thách thứ khác, như chủ nghĩa dân tộc trong khoáng sản, tham nhũng, tính minh bạch,phải có giấy phép xã hội, thiếu lao động có tay nghề, đảm bảo một môi trường an toàn, và đầu tư vào công nghệ.

Tin liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *