Tin sự kiện

FECON: hoạt động khoa học công nghệ hướng doanh nghiệp tới sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững

  • 25.07.2013
  • |
  • 3181 (Lượt xem)
Với tầm nhìn 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết trong chiến lược Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020. Nhiệm vụ này không chỉ của Chính phủ mà là của toàn bộ nền kinh tế, trong đó các bộ ngành chuyên môn, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng nhanh, hiện đại, bền vững, một trong những yếu tố then chốt là việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả Dự án đầu tư thông qua việc nâng cao chất lượng, giảm chi phí và rút ngắn thời gian triển khai Dự án. Nắm bắt xu hướng phát triển hạ tầng công nghiệp và hạ tầng giao thông của đất nước, Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON được thành lập tháng 6/2004 với định hướng đầu tư chiều sâu, luôn đi đầu trong ứng dụng khoa học và công nghệ cấp tiến vào sản xuất kinh doanh. FECON đã định vị được thương hiệu, uy tín với các chủ đầu tư, nhà thầu trong nước cũng như quốc tế trong lĩnh vực nền móng công trình, hướng tới mục tiêu trở thành một trong các Nhà thầu/ nhà kỹ thuật về nền móng – công trình ngầm hàng đầu Việt Nam. FECON đã đang và sẽ tiếp tục ứng dụng các công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang đến hiệu quả cao về kinh tế và kĩ thuật cho khách hàng, trên ba lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: (1)    Khảo sát địa chất, thí nghiệm nền móng và tư vấn địa kĩ thuật. (2)    Thiết kế, sản xuất và thi công xử lí nền đất yếu. (3)    Thiết kế, sản xuất và thi công cọc cọc bê tông li tâm dự ứng lực, Với định hướng phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng phát triển sâu về khoa học công nghệ, Tháng 3 năm 2010, FECON đã thành lập Viện Nền Móng Công Trình, nơi tập hợp đội ngũ cán bộ tâm huyết, chuyên sâu vào nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới trong việc thiết kế thi công nền móng và công trình ngầm. Với 12 tiến sỹ, 32 thạc sỹ và 80 kỹ sư, Viện Nền Móng Công Trình phát huy nguồn lực đội ngũ hiện có, tinh thần tập thể, cùng với sự liên kết với các đối tác bên ngoài, để tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ gắn liền với sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng Nghiên cứu phát triển (Phòng R&D) của Viện đảm nhiệm vai trò là đầu mối cho mọi hoạt động KHCN của Công ty, với cách thức hoạt động: Công ty đặt ra nhu cầu đầu tư phát triển trên cơ sở nghiên cứu thị trường và xu thế của khách hàng, Viện và Phòng R&D khơi dậy và tập hợp ý tưởng, Hội đồng khoa học phản biện, Hội đồng quản trị quyết định triển khai, Viện và Phòng R&D làm đầu mối để tổ chức triển khai trên cơ sở huy động tối đa nguồn lực của công ty và các đối tác . Mục đích hoạt động của Viện: (1)     Phục vụ nghiên cứu phát triển cho doanh nghiệp (2)     Đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ kỹ sư của Công ty và hợp tác đào tạo (3)     Làm đầu mối cho Doanh nghiệp trong hợp tác Quốc Tế đối với các hoạt động Khoa học, Công nghệ và đào tạo. Bên cạnh các mục tiêu hoạt động chính nêu trên thì Viện thực hiện chức năng Tư vấn trong lĩnh vực Nền móng công trình ngầm, bao gồm các dịch vụ: (1)    Khảo sát địa kỹ thuật (2)    Thiết kế xử lý nền (3)     Thiết kế móng (4)     Thiết kế đào sâu (5)     Quan trắc địa kỹ thuật (6)     Thí nghiệm kiểm định nền móng Khó khăn trong công tác nghiên cứu công nghệ mới Là đơn vị sở hữu tư nhân nhưng FECON luôn lấy tiêu chỉ áp dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất trong ngành địa kỹ thuật cho công tác chuyên ngành của mình. Trong quá trình nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, FECON gặp không ít khó khăn mà trong đó có thể kể tới 1 số ví dụ điển hình: •    Thay đổi thói quen của các đơn vị thiết kế và cơ quan nhà nước: Các cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư dự án, các đơn vị thiết kế, các cơ quan thẩm tra, xét duyệt thiết kế thường không hứng thú với các công nghệ mới do họ chưa chưa hiểu rõ công nghệ hoặc chưa có trách nhiệm đúng mức với đất nước. Chính vì thế các cán bộ này có thể có tâm lý ngại áp dụng công nghệ mới và thiên về sử dụng biện pháp quen thuộc an toàn cho dù biện pháp này có thể tốn kém hơn, kéo dài thời gian hơn. •    Việc áp dụng các công nghệ mới gặp khó khăn do chưa có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), chưa có định mức đơn giá, đặc biệt công trình có vốn ngân sách nhà nước. •    Vốn kinh phí cho nghiên cứu, triển khai thử: chưa được cơ quan nào hỗ trợ, Doanh nghiệp tự bỏ ra, thành công thì tốt không thành công thì chịu mất •    DN chưa thực sự tiếp cận được với các chương trình hỗ trợ phát triển KHCN của chính phủ, do tính công khai minh bạch chưa cao, tính khả thi của các Dự án phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cá nhân chứ không phải phụ thuộc vào hiệu quả của Dự án KHCN •    Chính sách ưu đãi cho áp dụng Công nghệ mới chưa rõ ràng, chưa thực chất •    Chưa có ưu đãi về mặt bằng và thuế cho các Viện nghiên cứu thuộc Doanh nghiệp Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện 1. Đầu tư ứng dụng công nghệ mới a) Công nghệ xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết chân không (CKCK)  Dựa trên mối quan hệ giữa ứng suất tổng thể và áp lực nước lỗ rỗng, phương pháp gia tải thông thường có tác dụng làm gia tăng ứng suất tổng thể trong khi phương pháp CKCK lại tập trung làm giảm áp lực nước lỗ rỗng. Cả 2 giải pháp này đều có mục đích cuối cùng là làm gia tăng ứng suất hữu hiệu của đất sau khi nước lỗ rỗng trong đất được thoát ra ngoài, tuy nhiên với nguyên lý khác nhau, CKCK đã thể hiện được tính ưu việt đáng kể. Trong thực tế, để hiện thực hóa nguyên lý trên, một hệ thống kết hợp giữa bấc thấm và bơm chân không được sử dụng. Trước hết bấc thấm được cắm vào trong đất sau đó áp lực chân không được đặt vào hệ bấc thấm để hút nước và khí ra khỏi đất. Dựa trên công nghệ đơn giản nhưng hiệu quả này, phương pháp CKCK đã trở thành một trong những phương pháp xử lý nền hiệu quả nhất trong thời gian gần đây. Giataichankhong
Phương pháp Gia tải chân không
Ưu điểm của phương pháp gia tải chân không (1)     Rút ngắn thời gian thi công 50% so với phương phương pháp bấc thấm và cọc cát gia tải thông thường (2)     Xử lý lún triệt để với độ cố kết đạt được >90%, độ lún dư thấp (3)     Dể dàng kiểm soát chất lượng trong và sau quá trình thi công thong qua hệ thống quan trắc đồng bộ. (4)     Tiết kiệm chi phí khoảng 10% so với phương pháp bấc thấm gia tải thông thường, và tiết kiệm 40%  – 50% so với phương pháp cọc cát (5)     Không tác động xấu đến môi trường do không sử dụng bất kì hóa chất hay phụ gia (6)     Áp dụng rất có hiệu quả với các vùng đất yếu nguồn gốc sông, biển, đầm lầy với chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trong từng công đoạn thi công (7)     Sử dụng diện tích thi công ít hơn so với phương án gia tải thông thường (8)     Giảm thiểu các rủi ro xảy ra cho các công trình lân cận
Phương pháp này đã được áp dụng thành công tại rất nhiều các công trình lớn, trọng điểm quốc gia như: (1)    Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Đồng Nai (2)    Nhà máy Nhiệt Điện Long Phú 1, Sóc Trăng (3)    Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Thái Bình (4)    Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1, Trà Vinh (5)    Nhà máy PVTEX Đình Vũ, Hải Phòng (6)     Kho Lạnh LPG Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu (7)     Đường cao tốc HCM – Long Thành- Dầu Giây (8)     Khu luyện thép Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh Sau 8 công trình đã hoàn thành đến thời điểm này, công nghệ CKCK đã khẳng định được hiệu quả thông qua các tiêu chí đạt được: -    Chất lượng vượt trội so với các phương pháp truyền thống -    Thời gian thi công giảm một nửa -    Tiết kiệm tổng cộng 1000 tỷ đồng cho nền kinh tế -    An toàn và thân thiện môi trường thicongchankhong Thi công theo phương pháp gia tải chân không
b) Công nghệ sản xuất và thi công cọc bê tông ly tâm dự ứng lực (PC/PHC)  Công nghệ sản xuất cọc BTCT ly tâm dự ứng lực đã được phát triển và sử dụng rộng rãi trên thế giới từ những năm 1990 trở lại đây do hàng loạt ưu điểm của nó. Nguyên lí cơ bản là sử dụng lực quay li tâm giúp bê tông đặc chắc giúp tăng cường độ bê tong. Dưỡng hộ trong điều kiện hơi nước giúp rút ngắn thời gian ninh kết của bê tông. Cọc được sản xuất tại nhà máy với nguyên vật liệu đầu vào được đảm bảo thông qua các bước sàng lọc, kiểm soát chặt chẽ. Quy trình sản xuất tuân theo qui trình công nghệ Nhật Bản đã được phổ biến rộng rãi, sẽ cung cấp cho thị trường xây dựng một loại cọc với độ bền và sức chịu tải cao, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và than thiện môi trường. Ưu điểm:  So sánh cọc bê tông li tâm dự ứng lực (FECON Pile) với cọc bê tông cốt thép thông thường có cùng yêu cầu chịu tải, cọc FECON pile có những ưu điểm sau: (1)     Chất lượng vượt trội do cường độ bê tông cọc lên tới 60MPa và 80MPa trong khi bê tông thông thường là 30Mpa (2)     Cọc được định hình và dưỡng hộ theo tiêu chuẩn quốc tế (TCVN 7888:2008; JIS A 5335-1987, 5373-2004), có thể coi như một sản phẩm công nghiệp chế tạo hàng loạt. (3)     Giá thành rẻ hơn khoảng 15% – 20% nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu (4)     Rút ngắn thời gian sản xuất xuống còn 30% so với cọc bê tông thường (5)     Vận chuyển nhẹ nhàng và thi công nhanh chóng  thuận tiện
feconpile thicongcoc
Phương pháp thi công cọc bê tông cốt thép ly tâm dự ứng lực
FECON đã cung cấp và thi công loại cọc này cho trên 50 dự án, trong đó tiêu biểu là các dự án: (1)     Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Thanh Hóa (2)     Nhà máy Brother , Hải Dương (3)     Nhà máy Honda 3, Hà Nam (4)     Nhà máy Pepsico, Bắc Ninh (5)     Nhà máy PVTEX Đình Vũ, Hải Phòng (6)     Nhà máy ABB, Bắc Ninh (7)     Nhà máy Vinamilk Thanh Hóa (8)     Nhà máy bia SABECO Hà Nam (9)     Khách sạn 4 sao Lam Kinh, Thanh Hóa (10)   Khách sạn 4 sao Dầu Khí Thái Bình Trong 4 năm FECON đã tham gia các dự án xây dựng trong đó phần cọc khoảng trên 1000 tỷ, tổng tiết kiệm cộng tiết kiệm được khoảng 300 tỷ so với các loại cọc truyền thống; Tiết kiệm trung bình 1 – 2 tháng cho mỗi Dự án; Đặc biệt chất lượng được khẳng định tuyệt đối
c) Đầu tư máy xuyên CPT-u, DMT để nâng cao chất lượng khảo sát thiết kế Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT và thí nghiệm nén ngang DMT là các thí nghiệm hết sức quan trọng, cung cấp các thông số không thể thiếu cho công tác đánh giá nền đất cũng như thiết kế công trình. Tuy nhiên, cho đến nay, trang thiết bị hiện có phục vụ cho các thí nghiệm này đều đã xuống cấp hoặc không còn đáp ứng được điều kiện thí nghiệm cho các công trình lớn như hiện nay. Do vậy, Viện nền móng đã tiến hành nhập khẩu máy thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT-u) tự hành của hàng Geomil (Hà Lan), nhà sản xuất máy xuyên tĩnh hàng đầu thế giới và bộ thiết bị DMT của hãng Masetti nhằm nâng cao chất lượng kết quả khảo sát thí nghiệm nhờ đó nâng cao chất lượng thiết kế. Ưu điểm: (1)     Máy CPTu với tải trọng xuyên 27 tấn dễ dàng xuyên qua các lớp đất loại cát có SPT lên đến 50 (2)     Tự hành và đồng bộ trong suốt quá trình khảo sát (3)     Kết quả thí nghiệm nhanh với độ tin cậy cao
Thí nghiệm CPTu
d) Các nghiên cứu cải tiến công nghệ FECON luôn chú trọng đến việc nâng cao năng suất, hoàn thiện hơn nữa kỹ thuật và chuyên môn nhằm đạt được hiệu quả trong công việc. Đội ngũ kỹ thuật và nhân viên luôn không ngừng tìm hướng cải tiến các quy trình và công nghệ, trong đó có thể kể đến một số các cải tiến công nghệ điển hình như: (1)    Chế tạo máy đẩy mẫu thí nghiệm nhằm giúp đẩy nhanh quá trình lấy mẫu thí nghiệm và giảm nhân lực. (2)    Ứng dụng sensors kết hợp thí nghiệm nén tĩnh giúp phân định rõ ràng sức kháng đầu mũi và ma sát thành, giúp đánh giá chính xác khả năng làm việc của cọc và tiêt kiệm chi phí cho công trình. (3)    Tham gia thiết kế thành công phương pháp Pile-raft và ứng dụng tại nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. (4)    Kết hợp Phòng thí nghiệm nhà máy cọc để nghiên cứu sản xuất bê tông cường độ cao lên đến 90MPa (5)     Kết hợp các đội thi công nghiên cứu cải tiến quy trình đóng, ép cọc (6)     Kết hợp công ty liên doanh nghiên cứu cải tiến công nghệ Xử lý nền bằng cố kết chân không 2. Hợp tác Quốc tế, hoạt động hội thảo, trao đổi học thuật và liên kết khoa học công nghệ Ý thức được tầm quan trọng của việc trao đổi giao lưu học thuật giữa các nhà khoa học của công ty với các viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia quốc tế. FECON đã rất chú trọng tới việc tổ chức giao lưu, gặp gỡ trao đổi về nghiên cứu công nghệ, học thuật và đặc biệt các lĩnh vực chuyên môn sâu của công ty. •    Cử cán bộ, kỹ sư tham dự và phát biểu tại các hội thảo quốc tế, các hội thảo trong nước, kết hợp với các trường đại học và công ty trong nước tổ chức các buổi seminar chuyên đề. •    FECON cùng với Hội cơ học đất và địa kỹ thuật công trình Việt Nam đã tổ chức rất thành công hội thảo “GEOTEC HÀ NỘI 2011” với chủ đề Địa kỹ thuật cho phát triển bền vững, thu hút được hơn 100 bài báo của các học giả trong nước và 24 nước trên thế giới. Trong đó phải kế đến các tên tuổi lớn trong ngành Địa kỹ thuật đã đến tham dự và phát biểu như: GS. Hansbo, GS. Ishihara, Vermeer…
GEOTEC_HANOI_12
Hội thảo Quốc tế GEOTEC HANOI 2011
•    FECON cùng với Hội cơ học đất và địa kỹ thuật công trình Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo GEOTEC HÀ NỘI hai năm một lần, tạo nên sân chơi rất bổ ích cho các Nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế nhằm trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm cũng như góp phần nâng cao chất lượng công trình vì sự phát triển bền vững của Nước Nhà. •    Hợp tác với Miltec – Nhật Bản trong sản xuất vật liệu Xử lý nền 3. Đào tạo đội ngũ nhân sự FECON luôn luôn chú trọng tới việc phát triển và nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự, kỹ sư nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các công trình, đặc biệt khi Việt Nam đang hội nhâp với thế giới do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ tương đương với khu vực. Nhằm thực hiện điều đó: •    Viện đã phối hợp với học viện công nghệ Châu Á (AIT) tổ chức lớp đào tạo thạc sỹ Địa kỹ thuật và Công trình ngầm. Hàng năm khoảng 6-10 cán bộ của FECON sẽ được tham dự các lớp đào tạo này, nhằm liên tục cập nhật kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ kỹ sư chính.
FECON-AIT21
Hợp tác đào tạo giữa FECON – AIT
•    Ngoài ra, Viện liên tục tổ chức các buổi đạo tạo chuyên môn nội bộ cho các cán bộ của công ty. Viện cũng kết hợp tiến hành hướng dẫn thạc sỹ và tiến sỹ cho các học viên của các trường. Hiện có 3 sinh viên thạc sỹ và 1 sinh viên tiến sỹ đang thực hiện đề tài dưới sự chủ trì của các cán bộ FECON. 4. Các hướng nghiên cứu trong thời gian tới Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vị thế trong lĩnh vực nền và móng tại Việt Nam, trong thời gian tới nhằm đạt được sự phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, FECON sẽ đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và đầu tư vào lĩnh vực công trình ngầm, lĩnh vực được đánh giá sẽ có sự bùng nổ về nhu cầu do yêu cầu về phát triển hạ tầng, không gian ngầm tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các dự án phát triển giao thông ngầm. •    Hiện tại, FECON và Viện đã bắt tay vào nghiên cứu các công nghệ thi công tiên tiến, các công tác khảo sát, thiết kế, quan trắc đối với dạng công trình ngầm qua nền đất yếu, lĩnh vực mà FECON đã có kinh nghiệm trong việc khảo sát thiết kế từ trước đến nay. •    Xây dựng, nâng cấp phòng thí nghiệm địa kỹ thuật của công ty trở thành phòng thí nghiệm địa kỹ thuật và công trình ngầm theo chuẩn Quốc Tế để phục vụ các công trình ngầm khởi công trong năm nay và các năm tới. FECON đang tiến hành đầu tư hoàn thiện phòng thí nghiệm, đào tạo đội ngũ thí nghiệm viên dưới sự Tư vấn của chuyên gia đến từ Viện công nghệ châu á AIT.5. Một số đề xuất của FECON với Ngành xây dựng và Chính phủ •    Có chương trình đào tạo và truyền thong làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo và cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến ứng dụng KHCN •    Xây dựng cơ chế thông thoáng trong việc quản lý thực hiện dự án mà có áp dụng công nghệ mới làm lợi cho đất nước •    Tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp kết hợp với các đơn vị chức năng của nhà nước xây dựng TCVN cho các công nghệ mới, để nhanh chóng xã hội hóa công nghệ tiên tiến. •    Hỗ trợ kinh phí cho Doanh nghiệp hoặc Tổ nghiên cứu đề xuất áp dụng công nghệ mới vào thử  nghiệm tại công trình cụ thể. Đồng thời thành lập hội đồng đánh giá đề tài để có thể xem xét đánh giá khách quan hiệu quả của đề tài, phục vụ cơ quan quản lý nhanh chóng quyết định áp dụng thành quả nghiên cứu vào thực tế Công trình. •    Không thu thuế ít nhất 5 năm cho các công việc sử dụng công nghệ mới •    Tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tham gia các chương trình KHCN của ngành và chính phủ, nhờ đó vừa góp phần làm tăng nguồn lực cho chương trình vừa góp phần tăng tính khả thi của các Dự án KHCN. •    Cho các doanh nghiệp được tiếp cận sự hỗ trợ để phát triển KHCN một cách công khai, minh bạch, không phải cơ chế xin cho. •    Đề nghị chính phủ hỗ trợ về mặt bằng và thuế cho các Viện nghiên cứu nằm trong Doanh nghiệp.Ứng dụng KHCN tiến tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Đòi hỏi các nhà lãnh đạo, các ngành các cấp cần có những hành động mạnh mẽ, thiết thực hơn cho phát triển KHCN nước nhà, có lẽ đã hết thời chỉ hô hào nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu.

Tin liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *