Tin dự án

FECON (FCN) Trúng thầu cung cấp cọc dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn

  • 18.04.2014
  • |
  • 3937 (Lượt xem)

Đầu năm 2014, Công ty CP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON (FCN) đã nhận được thư thông báo chấp thuận từ Tổng Công ty Xây dựng số 1 TNHH MTV (CC1) cho gói thầu cung cấp khối lượng lớn cọc PHC D400 – D600 cho dự án Nhà máy Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa với tổng giá trị hợp đồng cung cấp dự kiến trên 206 tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào kế hoạch doanh thu năm 2014 của FECON. Lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án trọng điểm của Quốc Gia nên FECON cũng xác định đây là dự án lớn đem lại công việc và doanh thu lớn cho công ty trong năm 2014. Hợp đồng này là một trong các hạng mục đầu tiên FECON hướng tới trong tổng số nhiều hạng mục của dự án dự kiến sẽ triển khai. Như vậy, bằng uy tín năng lực nhà thầu với chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp luôn đảm bảo cam kết theo các yêu cầu kỹ thuật cao từ phía tổng thầu và chủ đầu tư, chỉ tính riêng trong năm 2013 đến đầu năm 2014, FECON đã liên tiếp được các Nhà thầu tin tưởng lựa chọn là đối tác cung cấp và thi công cọc bê tông ly tâm dự ứng lực cho 05 đại dự án lớn có vốn đầu tư nước ngoài như Nhà máy gang thép Formosa, Hà Tĩnh (VĐT trên 20 tỷ USD), Tổ hợp Công nghệ Cao Samsung Thái Nguyên – SEVT (VĐT trên 3,2 tỷ USD), Nhà máy Samsung Electro – Mechanics (VĐT trên 1,2 tỷ), Nhà máy điện tử LG Electronics, Hải Phòng (VĐT trên 1,5 tỷ USD) và gần đây nhất là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (VĐT trên 9 tỷ USD). Những công trình tầm cỡ quốc tế là thách thức và cũng là cơ hội vô cùng quý giá để đội ngũ kỹ sư FECON nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm hơn nữa để mang lại các giá trị tốt nhất và sự bền vững cho các công trình xây dựng. Thông tin Dự án Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn do Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Nghi Sơn làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư là hơn 9 tỷ USD, gồm có 3 cổ đông chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (25,1%); Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI/KPE) 35,1%; Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) 35,1% và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI). Các cổ đông chính sẽ đóng góp số vốn khoảng 4 tỉ USD, 5 tỉ USD còn lại sẽ ký với các liên doanh, ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế. Liên danh nhà thầu xây dựng dự án do Công ty JGC (Nhật Bản) đứng đầu và các nhà thầu khác như Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), SK E&C (Hàn Quốc), Technip France (Pháp), và Technip Geoproduction (Malaysia)…Dự án có công suất lọc dầu là 200 nghìn thùng/ngày (tương đương với 10 triệu tấn/năm); nguyên liệu dầu thô nhập khẩu từ Cô-Oét (KEC). Dự kiến, dự án sẽ đi vào vận hành thương mại vào giữa năm 2017 với các sản phẩm: Khí hóa lỏng LPG: 32 nghìn tấn/năm; Xăng RON 92: 1.131 nghìn tấn/năm; Xăng RON 95: 1.131 tấn/năm; Nhiên liệu phản lực: 580 nghìn tấn/năm; Diesel cao cấp: 2.161 nghìn tấn/năm; Diesel thường: 1.441 nghìn tấn/năm; Paraxylene: 670 nghìn tấn/năm; Benzene: 238 nghìn tấn/năm; Polypropylene: 366 nghìn tấn/năm; Lưu huỳnh rắn: 244 nghìn tấn/năm. Đây là công trình trọng điểm Quốc gia về Dầu khí, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam và là nhà máy lọc dầu thứ 2 của Việt Nam, cùng nhà máy lọc dầu Dung Quất đảm bảo cung cấp 2/3 nhu cầu sản phẩm hóa dầu trong nước, đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Tin liên quan

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *